Tết đến, đi đâu cũng gặp tiệc nên rất dễ bị các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.
- Rối loạn tiêu hóa là thường gặp nhất thể hiện bởi nhiều triệu chứng: chậm tiêu, cảm giác ăn mau no, đầy hơi, chướng bụng hoặc có rối loạn về đại tiện (táo bón xen lẫn đi tiêu phân sệt, lỏng không có máu, hoặc tiêu phân sống, lợn cợn thức ăn). Ở đây, chúng ta chỉ nói đến chứng rối loạn tiêu hóa không phải do tổn thương thật sự các cơ quan có chức năng tiêu hóa. Nguyên nhân chính của các triệu chứng trên do việc sử dụng thực phẩm hoặc vì trạng thái lo âu, do tác dụng phụ của một số loại đông dược, tây dược. Nếu các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cơ năng kéo dài, không được điều trị thích hợp có thể làm người bệnh lo lắng, sức khỏe giảm sút.
- Rối loạn tiêu hóa là thường gặp nhất thể hiện bởi nhiều triệu chứng: chậm tiêu, cảm giác ăn mau no, đầy hơi, chướng bụng hoặc có rối loạn về đại tiện (táo bón xen lẫn đi tiêu phân sệt, lỏng không có máu, hoặc tiêu phân sống, lợn cợn thức ăn). Ở đây, chúng ta chỉ nói đến chứng rối loạn tiêu hóa không phải do tổn thương thật sự các cơ quan có chức năng tiêu hóa. Nguyên nhân chính của các triệu chứng trên do việc sử dụng thực phẩm hoặc vì trạng thái lo âu, do tác dụng phụ của một số loại đông dược, tây dược. Nếu các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cơ năng kéo dài, không được điều trị thích hợp có thể làm người bệnh lo lắng, sức khỏe giảm sút.
Biện pháp hạn chế và phòng ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa.
- Cần tránh trạng thái lo âu quá mức; hạn chế việc dùng các thức ăn quá béo, nhiều gia vị, ăn quá no không điều độ, không đúng giờ; hạn chế các thức uống chứa độ cồn cao như rượu nặng hoặc uống quá nhiều các loại bia, rượu khai vị, các loại nước ngọt, nước có gas, cà phê, thuốc lá.
- Cần tránh trạng thái lo âu quá mức; hạn chế việc dùng các thức ăn quá béo, nhiều gia vị, ăn quá no không điều độ, không đúng giờ; hạn chế các thức uống chứa độ cồn cao như rượu nặng hoặc uống quá nhiều các loại bia, rượu khai vị, các loại nước ngọt, nước có gas, cà phê, thuốc lá.
Cách trị các triệu chứng khi đã mắc phải vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
- Khi có vấn đề về sức khỏe, tốt nhất là nên đến các bệnh viện để được các thầy thuốc thăm khám và phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý đúng. Ngoài ra, trong tủ thuốc gia đình nên có một số thuốc thông thường có thể sử dụng để chữa trị các chứng RLTH như: đầy bụng, chướng bụng có thể sử dụng Air-X, mỗi lần nhai hay ngậm 1 đến 2 viên, ngày không quá 12 viên, có thể phối hợp với Domperidon 0.01g, uống 1 đến 3 viên/ngày ngay trước bữa ăn.
- Tiêu chảy không có sốt thì uống bù nước pha Oresol sau mỗi lần tiêu chảy để tránh mất nước và uống vi khuẩn lactic để lấy lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột như Lactomin hay L-Bio…; ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 gói hay viên. Nếu muốn cầm tiêu chảy nhanh thì uống 2 viên Loperamid, hết tiêu chảy thì ngưng bởi không nên lạm dụng thuốc này.
- Trẻ em bị táo bón thì cũng uống các vi khuẩn lactic như trên, ngày từ 1 đến 6 gói tùy theo đáp ứng. Người lớn bị táo bón thì nên sử dụng chất xơ thiên nhiên như Nutricleanse, ngày từ 1 đến 3 lần, mỗi lần 4 viên tùy theo đáp ứng. Có thể dùng thêm men tiêu hóa từ thực vật như Phyto opti-Zymes, ngày 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 viên sau bữa ăn, giúp quá trình tiêu hóa các chất đạm, đường, béo nhanh hơn. Các thuốc trên đa số là có nguồn gốc thiên nhiên nên nhìn chung là an toàn; có thể dùng được cho trẻ em, ngoại trừ Loperamid và Nutricleanse
- Khi có vấn đề về sức khỏe, tốt nhất là nên đến các bệnh viện để được các thầy thuốc thăm khám và phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý đúng. Ngoài ra, trong tủ thuốc gia đình nên có một số thuốc thông thường có thể sử dụng để chữa trị các chứng RLTH như: đầy bụng, chướng bụng có thể sử dụng Air-X, mỗi lần nhai hay ngậm 1 đến 2 viên, ngày không quá 12 viên, có thể phối hợp với Domperidon 0.01g, uống 1 đến 3 viên/ngày ngay trước bữa ăn.
- Tiêu chảy không có sốt thì uống bù nước pha Oresol sau mỗi lần tiêu chảy để tránh mất nước và uống vi khuẩn lactic để lấy lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột như Lactomin hay L-Bio…; ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 gói hay viên. Nếu muốn cầm tiêu chảy nhanh thì uống 2 viên Loperamid, hết tiêu chảy thì ngưng bởi không nên lạm dụng thuốc này.
- Trẻ em bị táo bón thì cũng uống các vi khuẩn lactic như trên, ngày từ 1 đến 6 gói tùy theo đáp ứng. Người lớn bị táo bón thì nên sử dụng chất xơ thiên nhiên như Nutricleanse, ngày từ 1 đến 3 lần, mỗi lần 4 viên tùy theo đáp ứng. Có thể dùng thêm men tiêu hóa từ thực vật như Phyto opti-Zymes, ngày 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 viên sau bữa ăn, giúp quá trình tiêu hóa các chất đạm, đường, béo nhanh hơn. Các thuốc trên đa số là có nguồn gốc thiên nhiên nên nhìn chung là an toàn; có thể dùng được cho trẻ em, ngoại trừ Loperamid và Nutricleanse