Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

co xuoc va bai thuoc 1 400x300 Công dụng của cỏ Xước và bài thuốc
Cây cỏ Xước
Tên khác: Cây cỏ xước là một cây thuốc vị thuốc Việt Nam còn gọi là ngưu tất nam.
Thành phần hóa học: Trong cỏ xước chủ yếu là nước protide, glucide, xơ, tro… chứa acide oleanolic. Hạt có chứa hentriacontane và saponin…
Công dụng: Theo Đông y, cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình (có tài liệu nói tính mát), tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viên tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
Bài thuốc từ cỏ xước:
- Chữa chứng sổ mũi, sốt: Cỏ xước 30g, đơn buốt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
- Chữa quai bị: Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong; còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.
- Chống co giật (kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu): rễ cỏ xước 40 – 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bang quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi): Cỏ xước 15g, cỏ tháp bút 15g, mộc thông 15g, mã đề (hay hạt lá bông) 15g, sinh địa 15g, rễ cỏ tranh 15g, sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g, chia ba lần.
- Chữa trị viêm cầu thận (phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bang quang, đái ra máu): Rễ cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 15g, mã đề 15g, mộc thông 15g, huyết dụ 15g, lá móng tay 15g, huyền sâm 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
- Chữa các chứng bốc hỏa (nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón): Rễ cỏ xước 30g, hạt muồng sao 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần; thuốc có công hiệu an thần.
- Chữa thấp khớp đang sưng: rễ cỏ xước 16g, nhọ nồi 16g, hy thiêm thảo 16g, phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, sao vàng sắc lấy ba lần nước thuốc, sau trộn chung cô sắc đặc chia 3 lần uống. Ngày uống 1 thang trong 7 – 10 ngày liền. Hoặc cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, quả ké đầu ngựa 12g, sắc lấy nước thuốc đặc uống trong ngày.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 ngày.
- Chữa bệnh gút: Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, tất cả thái mỏng sao vàng, rồi sắc lấy nước đặc chia ba lần uống trong ngày. Ngày dùng 1 thang, trong 7 – 10 ngày liền.
- Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai (gai lá làm bánh) 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày. Không dùng cho người có thai.
- Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.
- Chữa trị mỡ máu cao (kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt): Cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ chiêu với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 – 30 ngày.
ca tim va cong dung 1 400x266 Cà Tím và bài thuốc
Cà Tím
Thành phần dinh dưỡng: Là một cây thuốc vị thuốc Việt Nam với rất nhiều thành phần dinh dưỡng, nước chiếm 92%, đạm 1,3%, chất béo 0,2%, đường 0,5% cùng các chất khoáng như lân 15mg, magnesi 12mg, calcium 10mg, kalium 22mg, natri 15, 16mg, lưu huỳnh 15, 16mg, sắt 0,5mg, mangan 0,2mg, kẽm 0,2mg, đồng 0,1mg, iod 0,002mg, các vitamin như caroten (tiền vitamin A) 0,04mg, vitamin B1 0,04mg, vitamin B2 0,35mg, vitamin C 6mg, vitamin PP 0,6mg, và chất nhày hay cellulose.
Công dụng:
- Cà tím có vị ngọt, tính lương (mát), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung, nên được sử dụng trong chữa trị các chứng như ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da, tai quả cà nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét… Cà tím còn tác dụng lợi tiểu thông mật, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Lấy rễ cà, cuống quả của cà sắc lấy nước uống còn chữa được đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lị ra máu. Hạt cà cũng có tác dụng lợi niệu.
- Cà tím chứa nhiều vitamin và muối khoáng sẽ giúp bạn không còn lo ngại mắc bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ.
- Ngoài ra người ta còn thấy giống cà tím còn khả năng làm giảm thiểu cholesterol trong máu vì cà tím chứa nhiều nước và chất xơ. Mặt khác nó còn giúp không tăng cân nhờ nó chứa rất ít calo.
Bài thuốc:
- Chữa lở loét ngoài da: Lấy quả cà tươi rửa sạch lau khô đem thái và giã nát đắp vào nơi loét lở băng lại. Tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm.
- Phòng chống ung thư: Quả cà tươi 100 – 250g thái thành miếng, thịt ba chỉ 150g thái miếng, rau tía tô, mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành tăm thái khúc, tỏi thái lát, mắm muối, mì chính… vừa đủ. Riêng tỏi cần thái lát để trong không khí chừng 15 phút để tinh tỏi kết hợp với không khí sẽ tạo ra một chất có tác dụng kháng ung thư. Bởi vậy sau khi nấu cà cùng thịt lợn nhừ rồi mới cho các gia vị mắm muối, cuối cùng cho hành, tỏi, mùi tàu, tía tô, mì chính đảo đều bắc ra ngay, không được để lâu sẽ mất tác dụng của tỏi và rau thơm.
- Dùng cho người bị u cục sưng to ở bụng, sốt rét, sốt ác hàn nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc: Lấy cà từ 100g – 250g nấu chín ăn trong ngày, cần ăn hàng ngày.
- Chữa phụ nữ huyết hư, da vàng: Lấy quả cà pháo già bổ ra phơi khô trong bóng râm cho đến khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng. Cần uống liền dài ngày.
- Chữa đại, tiểu tiện, đường tiêu hóa ra máu: Lấy quả cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g hòa với giấm pha loãng.
-Chữa đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: Lấy cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn. Sau trộn với nước tương, dầu, muối, đường chưng cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn một lần, cần ăn 5-7 ngày liền.
- Chữa ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30-60g, nấu chín cho mật ong vào vừa đủ rồi nấu lại là được. Ngày ăn 2 lần (theo Ẩm thực phương Đông trị bệnh của Hồng Minh Viễn năm 1998 của Trung Quốc).
- Chữa hoàng đản (chứng viêm gan vàng da): Lấy cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm ăn trong 5 ngày đến 1 tuần.
- Chữa bệnh ngoài da và niêm mạc: bầm máu, lở loét, chảy máu ở lợi, chín mé ở tay, nứt đầu vú, lấy quả cà pháo đốt thành than rồi tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.
- Chữa chứng đau bụng ở nữ (theo tạp chí Tropical doctor tháng 4/1982): Lấy quả cà khô và quả me chín, cả hai thứ lượng bằng nhau. Cho vào 1.000ml nước (1 lít) rồi đun sau 30 phút lọc lấy nước chia ra vài lần uống nóng.
trung va cong dung 1 Trứng gà và công dụng
Trứng gà
Mỗi ngày bạn ăn một quả trứng gà sẽ giúp nâng cao chất lượng của các albumin để cơ thể hấp thụ hơn.
Ngoài ra, đây cũng là một loại thực phẩm, bài thuốc hay có giá trị sinh học cao bởi lượng protein trong trứng rất cần cho quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Bài thuốc hay chữa bệnh

Trứng gà với ngải cứu: bạn thường ăn trứng gà rán với lá mơ để chữa chứng đau bụng, táo bón…Ngoài lá mơ, trứng gà kết hợp với ngải cứu sẽ rất tốt trong việc điều trị truy thai ở phụ nữ, hay hiện tượng đẻ non nay trở thành quán tính.
- Khi thai nhi từ tháng thứ hai trở đi, mỗi tuần bạn nên ăn một bát canh trứng gà nấu ngải cứu, tỷ lệ: 2 quả trứng gà nấu với 12-14g ngải cứu.
- Khi thai sang tháng thứ 3, cứ mỗi hai tuần bạn nên ăn món canh này một lần, sang tháng thứ tu, ăn một lần/tháng.
- Sử dụng bài thuốc này điều độ, đúng liều lượng, khi sinh em bé, bạn sẽ tránh được suy nhược của sức khoẻ.
Lòng đỏ trứng gà quyện mật ong: Ai cũng biết trứng gà là loại thực phẩm quý và rất bổ dưỡng, trong Đông y, lòng đỏ trứng còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất.
- Bạn nên ăn 1-2 lòng đỏ trứng đánh với khoảng 10-20ml mật ong vào buổi sáng.
- Nên dùng món này khoảng 2 lần/tuần, sẽ rất tốt đối với những người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, lao phổi, hay bị tụt huyết áp, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
Trứng gà ngâm giấm: Món này có thể chữa được các bệnh như: viêm loét dạ dày, viêm da thần kinh, ngứa da trâu…Theo nghiên cứu của Đông y, giấm là gia vị được sử dụng từ rất lâu, kết hợp giấm với một số thực phẩm khác sẽ tạo ra những bài thuốc công hiệu: Cách thực hiện như sau: Bạn rửa sạch 5 quả trứng gà, rửa bằng cồn càng tốt, cho vào lọ, sau đó đổ giấm vào, đậy kín nút, ngậm chỗ ít ánh sáng khoảng một tuần.
-Sau một tuần, bạn bóc bỏ vỏ trứng, khuấy tan trứng cùng nước giấm có thể dùng được
Canh trứng táo tàu: Món này thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 2 quả trứng gà cùng khoảng 50-100g táo tàu, đường đỏ, cho nước vào nấu thành canh.
- Món này thích hợp với người suy nhược thần kinh, tinh thần hốt hoảng, mất ngủ, bôt khí huyết, trị bệnh thiếu máu…
Chữa bệnh bằng vỏ trứng gà: Người ta vần dùng vỏ trứng gà, nhất là trứng được ấp sau khi đã nở thành gà con để chữa bệnh.
- Bạn lấy 50-100g vỏ trứng rửa sạch, bóp nát, cho vào ấm. Sau đó đổ từ 3-5 bát nứoc, đun khoảng 1-2 tiếng trên lửa liu tiu, lấy nước uống, dùng chữa sốt cao, sốt nóng, mê sảng.

Các cách chăm sóc sắc đẹp

Loại bỏ nếp nhăn xung quanh mắt
Nếp nhăn quả là đáng ghét với tất cả mọi người, đặc biệt là với các bạn gái. Để loại bỏ nguy cơ này, bạn chỉ cần dùng lòng trắng trứng bôi lên khu vực mắt giống như một lớp “áo” dầy, để trong vòng vài giờ rồi hãy rửa mặt.
Chăm sóc da nhờn chống lão hóa
Bạn có thể trộn lòng đỏ trứng gà, mật ong và bột mì thành chất đặc sệt. Dùng tăm có quấn bông bôi hỗn hợp trên lên mặt. Sau 15 -20 phút rửa lại bằng nước ấm. Cả lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp.
Chăm sóc da mặt làm trắng da
Tách riêng lòng trắng trứng vào tô, đánh bông rồi dùng tăm bông bôi lên mặt. Giữ nguyên cho đến khi da mặt trở nên khô, hãy rửa lại mặt bằng nước khoáng (nước khoáng cho da) và kem dưỡng ẩm.
Chăm sóc da cải thiện làn da khô
Để lấy lại vẻ mềm mịn cho làn da, bạn dùng 1 lòng đỏ trứng trộn với 1 thìa dầu oliu hoặc váng sữa sau đó đắp “hỗn hợp” lên mặt khoảng 20 phút, đợi cho đến khi khô thì rửa sạch bằng nước.
Chăm sóc da khắc phục da khô nẻ
Trộn lòng đỏ trứng gà cùng mật ong và bột mỳ thành chất đặc sệt, dùng tăm quấn bông bôi lên mặt, sau đó rửa mặt bằng nước ấm..
Thường xuyên bôi lên mặt, không những trị được mụn trứng cá, mà còn tránh cho da không bi khô nẻ trong những ngày đông, hơn nữa giúp da trắng hồng, mịn màng.
Chăm sóc da mặt loại bỏ tàn nhang
Ngâm lòng đỏ trứng trong một chén rượu trong vòng 1 tuần. Sau đó lấy ra nghiền kỹ hỗn hợp và dùng để đắp mặt mỗi ngày. Thời gian đắp chừng 1 tiếng và rửa lại với nước ấm.
Tạm biệt da dầu
Đánh tan lòng trắng trứng với nước cốt chanh trong 3 phút. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da mặt. Chú ý tránh vùng mắt. Sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm. Loại mặt nạ này thích hợp với da nhờn. Sau khi rửa sạch mặt, thấm khô da bằng khăn mềm, nên bôi kem dưỡng dành cho da nhờn ngay lập tức để cho kết quả tốt nhất.
Chăm sóc da mặt giữ ẩm cho da
Luộc chính 3-5 quả trứng gà, sau đỏ bỏ lòng trắng, tiếp tục đun lòng đỏ nhỏ lửa trong nồi cho tới khi lòng đỏ chuyển màu và chảy ra hỗn hợp sền sền màu nâu. Cho hỗn hợp vào lọ, cất trong tủ lạnh để dùng dần. Mỗi ngày sau khi rửa mặt sạch, hãy thoa tinh dầu trứng này lên mặt để giúp da mềm mại, hồng hào.
Trị tóc gàu
Cho lòng trắng trứng gà vào trong bát dùng đũa khuấy đều, thêm một ít dịch mật heo tươi. Sau khi gội sạch đầu lập tức dùng hỗn hợp này thoa lên chân tóc, nhanh chóng dùng 2 tay day vào da đầu, 10 phút sau dùng nước gội sạch lại, mỗi tuần làm 1 lần.
Ngăn tóc gãy rụng
Hãy dùng một muỗng canh mật ong, 1 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng canh dầu mè, 2 muỗng canh dầu gội đầu và nước vắt củ hành lượng vừa đủ. Tất cả trộn thật đều, thoa lên tóc rồi trùm tóc với nón làm bằng màng nhựa mỏng; Liên tục dùng khăn ướt đắp nóng phần trên nón. Sau 1-2 giờ, dùng dầu gội đầu gội sạch. Mỗi ngày làm một lần, sau một thời gian thực hiện, tình trạng tóc thưa sẽ được cải thiện.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

rau ngot va bai thuoc 1 Rau ngót và bài thuốc
Cây rau ngót
Tên khác:Cây Rau ngót là cây thuốc quý gần gũi với mọi gia đình hay còn gọi là Bồ ngót, Bù ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Miêu tả: Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 – 2m. Vỏ thân cây màu xanh lục sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 6m, rộng 15 – 30mm, cuống ngắn, phiến lá hình bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ. Trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4% tro trong đó chủ yếu là Canxi, Photpho, Vitamin C. Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết.
Ở nước ta, Rau ngót mọc hoang và được trồng khắp nơi để lấy lá nấu canh, lấy rễ, lá làm thuốc. Rau ngót ăn lành và mát, Rau ngót nấu suông hoặc nấu với thịt nạc là món ăn rất phổ biến nhất là vào thời tiết nắng nóng mùa hè.
Công dụng: Theo Đông y, lá và rễ Rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi làm thuốc nên chọn những cây rau ngót từ hai năm tuổi trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.
Bài thuốc:
- Trẻ bị tưa lưỡi: Lá Rau ngót 5 – 10g giã nát, lọc lấy nước sau đó lấy bông gòn thấm vào nước rau ngót vừa lọc rồi bôi vào lưỡi. Chỉ cần làm 2 – 3 lần là lưỡi trẻ sạch, khỏi bị tưa.
- Trẻ bị dị ứng, đái dầm: Lá Rau ngót 40g rửa sạch, giã nát cho nước đun sôi để nguội vào quấy đều gạn lấy nước uống làm hai lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.
- Trẻ bị đổ mồ hôi trộm, biếng ăn, táo bón: Rau ngót 30g, rau Bầu đất 30g. Hai loại trên rửa sạch, nấu với bầu dục lợn làm canh cho trẻ em ăn cơm.
- Khi trẻ bị sốt nóng thân nhiệt tăng, dân gian: thường dùng lá Rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu.
- Rau ngót còn chữa ban sởi, ho, đái rắt, tiêu độc. Ngày dùng 20 – 40g lá tươi sắc uống.
- Rễ cây rau Rau ngót còn có tác dụng lợi tiểu thông huyết, kích thích tử cung co bóp: Rễ tươi 20 – 40g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống trong ngày.
- Rau ngót kết hợp với một số loại khác chữa đau mắt đỏ hoặc mắt bị nhức: Lá rau ngót 50g, Rễ cỏ xước 30g, Lá dâu 30g, Lá tre 30g, Rau má 30g, Lá chanh 10g. Tất cả dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Rau ngót còn có tác dụng chữa sót rau (rau thai): Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 đến 20 phút rau sẽ ra.
- Với phụ nữ mới sinh con nên ăn canh Rau ngót vì Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt lương huyết.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Cay sa va bai thuoc 1 400x311 Cây sả và bài thuốc
Cây Sả
Miêu tả: Cây sả là một cây thuốc quý còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao. Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Cây sả được trồng khắp nơi ở nước ta, nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Ngoài được dùng làm rau ăn, gia vị (nhân dân thường dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn) cây sả còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ sả dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm…
Bài thuốc chữa bệnh:
Lá sả: (Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh).
Trị chứng đầy bụng:
Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 – 30 phút, chia uống làm hai lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý: Trong quá trình điều trị không nên đồ nếp và muối mặn.
Thuốc xông giải cảm:
Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.
Chữa phù nề chân, đái rắt:
Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.
Làm sạch gàu, trơn tóc:
Lá sả, hương nhu, lá bưởi…, mỗi vị 30g, rửa sạch đun với nước, để ấm gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần. Nước gội đầu có vị sả không những làm thơm tóc, sạch gầu mà còn tránh những bệnh về tóc và da đầu.
Rễ sả:
(Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với vị thuốc khác).
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc còn ấm nên uống vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống sau bữa ăn.
Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 200g, tất cả giã nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 400g; mạch môn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3 vị thuốc này đem sắc cô đặc lại thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và rượu ngâm thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-10ml. Uống trong 3 ngày.
Gà ác còn được gọi là ô kê (gà đen), ô cốt kê (gà xương đen), dược kê (gà thuốc), hắc cước kê (gà chân chì), gà ngũ trảo (chân có 5 ngón), tên khoa học là Gallus domesti – cus Brisson. Đây là loại gà cỡ nhỏ đặc biệt và là bài thuốc chữa bệnh hay, lông trắng, hoa mơ, đen và trắng. Đặc điểm nổi bật nhất là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen. Thịt gà ác thơm, ngon hơn thịt gà thường và rất giàu dinh dưỡng. Thịt gà ác giúp phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể. Theo nghiên cứu hiện đại, thịt gà ác ít mỡ, rất giàu đạm và có chừng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, N12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu… Hàm lượng chất sắt (giúp bổ máu) trong thịt gà ác rất cao, chiếm 7,9%, trong khi gà ri chỉ có 3,9%.
ga tiem thuoc bac va cong dung 1 400x300 Gà tiềm thuốc bắc và công dụng
Trong y học cổ truyền, thịt gà ác được dùng với tên thuốc là Ô kê nhục. Ô kê nhục có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, phụ nữ sau khi sinh. Y học cổ truyền còn cho rằng gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận. Đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài… nên ăn các món gà ác (gà 4 – 5 tuần tuổi) tiềm thuốc bắc, gà ác hầm nhân sâm hoặc tiềm với nấm linh chi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm, nên người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (mỗi con 200g), trẻ em 1 tuần ăn 1 lần (mỗi lần nửa con).
Nhóm gà thịt đen, xương đen, thường được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh. Lượng cholesteron thấp trong khi acid linoleic cao nên có giá trị làm thuốc, đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, còn được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiểu đường, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộn, kinh nguyệt không đều…
Để nâng cao công dụng của gà ác, người xưa thường phối hợp với một số vị thuốc như: Nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu; hoặc tam thất, đông trùng hạ thảo, linh chi… tuỳ theo từng mục đích bồi bổ để chế biến thành những món ăn – bài thuốc dễ dùng.
Bài thuốc và công dụng.
1. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Thịt gà rửa sạch, hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế thêm gia vị ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
Công dụng tuyệt vời của gà ác – 1
Gà ác có rất nhiều công dụng chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
2. Gà ác 1 con, đương quy 10g, thục địa 10g, bạch thược 10g, tri mẫu 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả đem hầm cách thuỷ cho chín rồi ăn. Công dụng: Bổ huyết điều kinh, thường dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều.
3. Gà ác trống 1 con, tam thất 5g, rượu vang và gia vị vừa đủ. Tam thất thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị; hầm cách thủ cho đến chín rồi ăn. Công dụng: Bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những người bị gãy xương.
4. Gà ác 1 con, hạt sen trắng 15g, khiếm thực 15g, gạo nếp 150g. Nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thường dùng cho những nam giới bị di tinh, phụ nữ khí hư có màu đục.
5. Gà ác 1 con, hoàng kỳ 100g. Hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ huyết, điều kinh, thường dùng cho phụ nữ thống kinh, trước kì kinh 3 ngày nên dùng liên tục trong 5 ngày.
6. Gà ác 1 con, ngải cứu 20g, hoàng tửu 30ml. Hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp tử cung xuất huyết. Những người bị rối loạn kinh nguyệt, máu nóng không được dùng.
Các bài thuốc bổ khí dưỡng huyết (dùng cho mọi lứa tuổi):
1. Gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi sấy khô giòn, tán bột rây mịn (ô kê tán), làm viêm (ô kê hoàn) hoặc ngâm rượu (ô kê tửu) để uống hằng ngày.
2. Gà ác 0,5kg, hạt sen 50g, đương quy 20g, hoài sơn 20g (củ mài). Cách chế biến: Bóp chết gà (không cắt tiết) làm sạch, bỏ ruột, phổi, để lại tim, gan, cật và mề (đã làm sạch). Các dược liệu thái nhỏ cho vào bụng gà, thêm ít muối, khâu lại. Ninh cho thật nhừ. Để nguội, thêm gia vị cho vừa khẩu vị, rồi ăn cái, uống nước 2 – 3 lần trong một ngày.
3. Gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g. Cách chế biến: Thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo và hoài sơn cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ tinh khí, cường gân cốt, chuyên dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
4. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Cách chế biến: Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế biến thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: Bổ can thận, ích tinh huyết, thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
5. Gà ác trống 1 con, nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, thục địa, bạch thược, ngũ vị tử, bạch truật, bạch linh, xuyên khung, sài hồ, tiền hồ, hoàng liên, hoàng bá, tri mẫu, bối mẫu, sinh địa mỗi thứ đều 15g. Cách chế biến: Gà làm sạch, chặt miếng. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào trong bụng gà rồi đem hầm thật nhừ. Lấy gà và các vị thuốc ra, sấy khô, tán thành bột mịn, dùng nước cốt hầm và một ít bột mì trộn đều với bột thuốc và vê thành những viên hoàn nặng chừng 10g. Đem sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 1 viên với nước cơm hoặc nước đun sôi để nguội. Công dụng: Bổ khí ích tỳ, tư âm thanh nhiệt, thường dùng cho nhữn người bị bệnh lâu ngày, có biểu hiện của chứng can thận âm hư như có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, ngực bụng buồn bực không yên, vã mồ hôi trộn, lưng đau gối mỏi, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ… Hoặc gà ác rửa sạch bằng rượu trắng, đồ chín với hạt đậu đen đã ngâm nước một đêm, ăn hết trong ngày.
Người dân ở An Giang dùng bài thuốc gia truyền dưới dạng thức ăn – vị thuốc để bồi dưỡng cho trẻ em còi cọc thể hư nhiệt như sau: Thịt gà ác 100g nấu với lá dâu non 20g và gạo nếp 10g thành cháo, cho trẻ ăn làm 3 lần trong ngày.
Ngoài ra, dân gian còn dùng thịt gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi đem sấy khô giòn, tán thành bột mịn hoặc làm thành viên hay ngâm với rượu uống để bồi bổ sức khoẻ. Có nơi còn dùng xương gà ác nấu thành cao, gọi là tinh gà đen, uống để chữa chứng hư nhược, chán ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, yếu sinh lí, băng đới… Mật gà ác còn được dùng để chữa bệnh ho cho trẻ em.