Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

ca tim va cong dung 1 400x266 Cà Tím và bài thuốc
Cà Tím
Thành phần dinh dưỡng: Là một cây thuốc vị thuốc Việt Nam với rất nhiều thành phần dinh dưỡng, nước chiếm 92%, đạm 1,3%, chất béo 0,2%, đường 0,5% cùng các chất khoáng như lân 15mg, magnesi 12mg, calcium 10mg, kalium 22mg, natri 15, 16mg, lưu huỳnh 15, 16mg, sắt 0,5mg, mangan 0,2mg, kẽm 0,2mg, đồng 0,1mg, iod 0,002mg, các vitamin như caroten (tiền vitamin A) 0,04mg, vitamin B1 0,04mg, vitamin B2 0,35mg, vitamin C 6mg, vitamin PP 0,6mg, và chất nhày hay cellulose.
Công dụng:
- Cà tím có vị ngọt, tính lương (mát), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung, nên được sử dụng trong chữa trị các chứng như ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da, tai quả cà nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét… Cà tím còn tác dụng lợi tiểu thông mật, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Lấy rễ cà, cuống quả của cà sắc lấy nước uống còn chữa được đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lị ra máu. Hạt cà cũng có tác dụng lợi niệu.
- Cà tím chứa nhiều vitamin và muối khoáng sẽ giúp bạn không còn lo ngại mắc bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ.
- Ngoài ra người ta còn thấy giống cà tím còn khả năng làm giảm thiểu cholesterol trong máu vì cà tím chứa nhiều nước và chất xơ. Mặt khác nó còn giúp không tăng cân nhờ nó chứa rất ít calo.
Bài thuốc:
- Chữa lở loét ngoài da: Lấy quả cà tươi rửa sạch lau khô đem thái và giã nát đắp vào nơi loét lở băng lại. Tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm.
- Phòng chống ung thư: Quả cà tươi 100 – 250g thái thành miếng, thịt ba chỉ 150g thái miếng, rau tía tô, mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành tăm thái khúc, tỏi thái lát, mắm muối, mì chính… vừa đủ. Riêng tỏi cần thái lát để trong không khí chừng 15 phút để tinh tỏi kết hợp với không khí sẽ tạo ra một chất có tác dụng kháng ung thư. Bởi vậy sau khi nấu cà cùng thịt lợn nhừ rồi mới cho các gia vị mắm muối, cuối cùng cho hành, tỏi, mùi tàu, tía tô, mì chính đảo đều bắc ra ngay, không được để lâu sẽ mất tác dụng của tỏi và rau thơm.
- Dùng cho người bị u cục sưng to ở bụng, sốt rét, sốt ác hàn nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc: Lấy cà từ 100g – 250g nấu chín ăn trong ngày, cần ăn hàng ngày.
- Chữa phụ nữ huyết hư, da vàng: Lấy quả cà pháo già bổ ra phơi khô trong bóng râm cho đến khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng. Cần uống liền dài ngày.
- Chữa đại, tiểu tiện, đường tiêu hóa ra máu: Lấy quả cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g hòa với giấm pha loãng.
-Chữa đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: Lấy cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn. Sau trộn với nước tương, dầu, muối, đường chưng cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn một lần, cần ăn 5-7 ngày liền.
- Chữa ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30-60g, nấu chín cho mật ong vào vừa đủ rồi nấu lại là được. Ngày ăn 2 lần (theo Ẩm thực phương Đông trị bệnh của Hồng Minh Viễn năm 1998 của Trung Quốc).
- Chữa hoàng đản (chứng viêm gan vàng da): Lấy cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm ăn trong 5 ngày đến 1 tuần.
- Chữa bệnh ngoài da và niêm mạc: bầm máu, lở loét, chảy máu ở lợi, chín mé ở tay, nứt đầu vú, lấy quả cà pháo đốt thành than rồi tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.
- Chữa chứng đau bụng ở nữ (theo tạp chí Tropical doctor tháng 4/1982): Lấy quả cà khô và quả me chín, cả hai thứ lượng bằng nhau. Cho vào 1.000ml nước (1 lít) rồi đun sau 30 phút lọc lấy nước chia ra vài lần uống nóng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét