Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Trái Tắc
Tên khác của Tắc: Ở Đông Nam Bộ Việt Nam gọi là tắc, Tây Nam Bộ gọi là hạnh. Tên khoa học gồm danh pháp hai phần: Citrus japonica.
Thành phần hóa học của Tắc: Pectin 10%, vitamin C 0,13-0,24mg%, Fe 5,1mg%. Cu 0,8mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin. Vỏ quả quất chứa tinh dầu gồm 25 thành phần, trong đó cóa-pinen 0,4%, b -pinen 2,7%, sabinen 2,8%, limonen 8,4%, b-ocimen 0,3%, linalol 1,55.
Công dụng của trái Tắc: Trái Tắc (Quất) vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh… Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch.
Bài thuốc từ trái Tắc:
- Chữa ho (nhất là ho ở trẻ em): Quả quất chín (loạibỏ những quả đã ủng nhũn) 10g, rửa sạch, cho vàochén cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày. Có thể phối hợp với hoa hồng bạch 10g và hạt chanh 10g. Cách làm và dùng như trên.
- Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ đen 100g, hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.
- Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5-6 lỗ, rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đườngkính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to sirô này pha với 150ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều mà uống.
- Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, hạt chanh 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả để tươi, giã nát, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.
- Chữa nôn ra máu: Hạt quất 1 chén nhỏ, bóc bỏ vỏ, lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
- Đau họng, miệng khô, răng đau, lưỡi tê: Trái quất 500 g thái thành lát, phơi khô, cho vào lọ cùng 250 g chè xanh, đậy kín, để trong 1 tháng. Mỗi ngày dùng 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng giải rượu.
- Đại tiện khó khăn, bụng trên đầy trướng: Trái quất 50 g, sắc uống trong ngày.
- Dạ dày đau, thượng vị đầy tức, nấc, ợ hơi, chán ăn: Trái quất 500 g thái lát, trộn đều với 500 g đường kính trắng, cho vào lọ kín trong 2 tuần. Mỗi ngày 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia nhiều lần uống, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa chán ăn và đầy bụng, khó tiêu: Trái quất 100 g ngâm trong 500 ml rượu trắng thấp độ, sau 2 tuần mang ra dùng. Trước mỗi bữa ăn, uống 15-20 ml, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa nôn do bệnh lý dạ dày: Rễ quất, hoắc hương, thích lê tử, rễ đông quỳ mỗi thứ 15 g, sắc uống trong ngày.
- Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Rễ quất 30 g rửa sạch, thái thành từng đoạn ngắn; dạ dày lợn 150 g thái miếng. Cho 2 thứ cho vào nồi, thêm nước (hoặc nửa nước nửa rượu) hầm chín, nêm gia vị, ăn cả cái lẫn nước. Bài thuốc này có tác dụng chữa viêm loét dạ dày – tá tràng thể can khí phạm vị. Biểu hiện là thượng vị đau trướng, cơn đau lan ra 2 bên mạn sườn (đau tăng khi ấn vào), buồn nôn, ợ hơi, ăn khó tiêu, trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện khó khăn, tinh thần uất ức, rêu lưỡi trắng dày.
- Tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu lẫn máu: Rễ quất 30 g, đường phèn 15 g, sắc với nước uống trong ngày.
- Thuỷ thũng: Rễ quất 60 g, nghể (cành và lá) 30 g, vỏ bưởi (để qua mùa đông) 120 g, sắc uống trong ngày.
- Chữa âm nang sưng đau: Rễ quất 60 g, chỉ xác 15 g, tiểu hồi hương 30 g, sắc với nước (cho thêm chút rượu), uống ngày 3 lần.
- Sa tử cung: Rễ quất 90 g, hoàng tinh sống 30 g, rễ tiểu hồi hương 60 g, dạ dày lợn 1 cái. Tất cả hầm với một phần nước một phần rượu, chia 2 phần ăn trong ngày.
- Đau bụng dưới sau đẻ: Rễ quất 120 g, nấu với rượu uống.
- Hồi phục sức khỏe: sau những buổi đi chơi, nếu cảm thấy tay chân mỏi mệt, hãy ngâm chân trong chậu nước ấm có để thêm từ hai – bốn trái tắc cùng lá hoa hồng. Dùng chân day quả tắc để xoa bóp huyệt chân. Quả tắc mềm dần, dịch từ trái tiết ra sẽ làm sạch bàn chân, cánh hoa hồng giúp da chân mịn màng, người sẽ cảm thấy khỏe lại nhanh chóng.


Cách chế biến món ăn, thức uống tốt từ tắc:
- Cách làm thuốc đơn giản trị ho: chỉ cần cắt đôi từ bốn – năm quả tắc cho vào một cái chén có nắp rồi rắc đường phèn (nếu thích ngọt thì rắc nhiều một chút), đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
- Pha tắc như pha nước chanh để công dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu thực trừ đờm, giả rượu, rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.
- Làm xi rô: Dùng kim đâm vào quả tắc năm tới sáu lỗ rồi cho vào lọ cùng với đường kính. Cứ một lớp tắc rải một lớp đường, đậy kín, để chỗ mát trong bảy ngày sẽ có xi rô màu vàng rất thơm. Khi dùng, chỉ cần pha thêm nước và đá.
- Làm Tắc muối: Cho Tắc vào hũ muối đã trộn đều với cam thảo, sắp vào đáy lọ một lớp muối, rồi một lớp tắc, cứ thế đến khi hết tắc. Nhớ phải sắp tắc cách miệng hũ 5cm, dùng vài thanh tre dằn lên trên mặt tắc sao cho khi trong hũ dậy nước, tắc sẽ không nổi lên mặt nước muối. Đậy kín hũ, phơi nắng mỗi ngày cho đến khi tươm nước. Tắc muối đẹp sẽ ửng sắc vàng nâu thơm mùi cam thảo và có vị đậm đà.
- Làm mứt Tắc: Làm mứt này khá công phu vì phải gọt một lớp mỏng vỏ, sau đó dùng cây lấy hột, ngâm vôi một đêm rồi sên với đường. Mứt tắc ngon là phải còn nguyên trái. Cách làm đơn giản hơn là xắt chỉ trái tắc ra rồi sên với đường. Khi đi làm về mệt mỏi, chỉ cần lấy tắc ra pha với nước nóng hoặc lạnh là có ngay nước vừa giải khát vừa phòng bệnh.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét